Review sách "True love" - Thích Nhất Hạnh
True love – Thích Nhất Hạnh
A practice for Awakening the heart – Một cách luyện tập để thức tỉnh trái tim
Cuốn sách mang lại khái niệm về tình yêu theo quan điểm Phật giáo. Phật dạy chúng ta những lời nói khôn ngoan và thông thái (mantra) giúp chúng ta thực hành thiền trong cuộc sống. Thiền để chúng ta biết trở về với khái niệm căn bản nhất của cuộc sống cũng như cách chúng ta đối diện và hóa giải cho những nỗi đau và sự chịu đựng trong một tình yêu thực sự.
Trong bài viết này mình sẽ tóm tắt 3 chương sách mà mình thích nhất nhé.
************************
Chương 1: 4 yếu tố của tình yêu (The four aspects of Love)
Theo Phật giáo có 4 yếu tố tạo nên tình yêu thật sự.
Đầu tiên là maitri có thể dịch là lòng nhân từ (benevolence), sự chăm sóc âu yếm (loving- kindness). Đó không chỉ là khát khao làm cho ai đó hạnh phúc, mang niềm vui đến cho người bạn yêu mà đó phải là khả năng làm được điều đó bởi thậm chí mục đích của bạn là yêu thương người đó nhưng tình yêu của bạn vẫn có thể khiến cho cô ta hoặc anh ta phải chịu đựng
Tình yêu phải được xây dựng trên một căn bản được gọi là sự thấu hiểu
Yếu tố thứ hai là karuna lòng trắc ẩn (compassion). Đó không chỉ là khao khát xoa dịu nối đau cho người khác mà là khả năng làm được điều đó.
Yếu tố thứ ba là mudita – niềm vui (joy). Nếu không có niềm vui thì bạn có thể chắc chắn đó không phải là tình yêu thực sự
Yếu tố thứ tư là upeksha – sự thư thái (equinimity) hay sự tự do (freedom)
Không chỉ ở vẻ bề ngoài mà còn là tâm hồn bên trong
Chương sách cũng đồng thời trao cho bạn những câu thần chú trong phật giáo (mantra) để luyện tập trong các tình huống khó khăn trong tình yêu.
****************************
Chương 11: Nguyên lí bất nhị (The principle of Nonduality)
Cuốn sách cũng giới thiệu tới chúng ta khái niệm “bất nhị” (nonduality) có nghĩa là không phân biệt đối với tất cả mọi hiện tượng.
Đây cũng là chương sách mà mình yêu thích nhất, mở ra trong mình một lối nhìn nhận hoàn toàn mới. Phật dạy chúng ta rằng hãy mời nỗi sợ của bạn vào trong sự nhận thức có ý thức của mình và chăm sóc chúng mỗi ngày. Không có cuộc chiến giữa tốt và xấu, tích cực và tiêu cực, sẽ chỉ có sự chăm sóc của người anh lớn với đứa em nhỏ.
Chúng ta phải học được nghệ thuật của sự biến đổi từ phân bón thành những bông hoa. Hãy ngắm nhìn một bông hoa đẹp, ngát hương và tinh khiết nhưng nếu bạn nhìn nó một cách sâu sắc bạn đã có thể nhìn thấy cả phân trộn trong bông hoa ấy. Người làm vườn sẽ luôn tục trong trạng thái tỉnh táo linh lợi để gìn giữ những chất thải bởi anh ta biết làm thế nào để biến chúng thành phân bón và từ phân bón anh ta có hoa quả và rau củ. Vì thế hãy biết ơn cả những nỗi đau của bạn biết ơn sự chịu đựng của bạn bởi bạn sẽ cần đến chúng.
Đó chính là nguyên lý bất nhị: không có gì đáng để vứt đi. Vì thế đừng nói rằng bạn không muốn nỗi đau hay sự chịu đựng mà bạn chỉ muốn hạnh phúc. Nếu một người chưa bao giờ phải chịu đựng đớn đau cũng sẽ không thể biết đến hạnh phúc. Một người chưa khi nào biết tới cơn đói là gì cũng không thể hiểu được niềm vui được ăn uống mỗi ngày. Đó là điều không thể. Chúng ta hiểu rằng sự chịu đựng giúp chúng ta thấu hiểu, nuôi dưỡng lòng trắc ẩn và đó là lí do vì sao mà nó cần thiết cho cuộc sống này.
********************************
Chương 12: Hòa giải (Reconciliation)
Một thái độ bạo lực chống phá lại những nối đau và sự chịu đựng của chính mình chưa khi nào là một điều nên làm.Chúng ta phải chăm sóc chúng như chăm sóc đứa con của chính mình. Chúng ta không nên chỉ làm điều đó (nonviolence) vì mối quan hệ với tinh thần mà còn vì mối quan hệ thể chất.
Bằng thiền định trái tim bạn bắt đầu trải nghiệm sự nhẹ nhõm. Nó đã chờ rất lâu để thấy sự xuất hiện của sự thân thiện từ phía chúng ta.
Trái tim của chúng ta bơm hàng nghìn lít máu mỗi ngày vì thế mà có thể nuôi dưỡng không ngơi nghỉ các tế bào trong cơ thể . Vậy mà chúng ta lại thiếu sự chăm lo cho trái tim của chính mình. Chúng ta ăn, chúng ta uống theo cái cách mà trái tim chúng ta đang chịu đựng trong in lặng qua ngày qua đêm qua tháng qua năm. Chúng ta phải trở về với trái tim của mình và thực hành những câu thần chú (mantra). Chúng ta hãy dùng thiền định và một ý thức không bạo lực - một ý thức thông thái để hào giải với chính mình.
Link Wikipedia về tác giả
Nhận xét
Đăng nhận xét